Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp trong xây dựng nông thôn mới

|

Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp trong xây dựng nông thôn mới

Chương trình mục tiê;u quốc gia về xây dựng nông thôn mới xác định nông thôn mới là nền tảng, cơ cấu lại nông nghiệp là căn bản, nông dân là chủ thể. Với định hướng đó, phong trào khởi nghiệp nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới được Chính phủ và các chính quyền các địa phương đặc biệt quan tâm và triển khai để khuyến khích người dân nông thôn mạnh dạn lập nghiệp, góp phần nâng cao giá trị và đưa các sản phẩm đặc trưng vùng miền của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
 
Phong trào khởi nghiệp nông nghiệp khu vực nông thôn tập trung vào 3 trụ cột chính là: Đào tạo nâng cao năng lực khởi nghiệp; tạo dựng môi trường khởi nghiệp và hỗ trợ vốn và pháp lý cho thanh niê;n và những người muốn khởi nghiệp.
 
Nhằm khuyến khích phát triển và hỗ trợ các dự án khởi nghiệp trong nông nghiệp nông thôn, Nhà nước đã dành nguồn lực tài chính chi hỗ trợ thúc đẩy và phát triển các mô hình khởi nghiệp, sáng tạo ở nông thôn theo Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12/08/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiê;u quốc gia giai đoạn 2021-2025, trong đó có chương trình xây dựng nông thôn mới. Hiện Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 53/2022/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiê;u quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Theo đó, đề xuất rõ mức chi hỗ trợ phát triển khởi nghiệp ở nông thôn.
 
Cụ thể, Dự thảo sửa đổi, bổ sung quy định về chi hỗ trợ thúc đẩy và phát triển các mô hình khởi nghiệp, sáng tạo ở nông thôn (Điều 22): Hỗ trợ 50% chi phí đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tại hiện trường, nhưng không quá 30 triệu đồng/khóa đào tạo, tối đa 05 khóa/mô hình. Hỗ trợ 100% chi phí hợp đồng đặt hàng các cơ sở viện, trường để nghiê;n cứu thử nghiệm phát triển sản phẩm dịch vụ nhưng không quá 30 triệu đồng/hợp đồng và tối đa 05 hợp đồng/mô hình. Hỗ trợ 75% chi phí thiết kế bao bì, nhãn mác, quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm, tối đa 150 triệu đồng/mô hình.
 
Để khơi dậy phong trào khởi nghiệp, tạo đột phá cho xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, các tỉnh, thành phố đã tăng cường công tác truyền thông, truyền cảm hứng khởi nghiệp trong nông nghiệp nông thôn; xây dựng chính sách hỗ trợ các dự án, ý tưởng khởi nghiệp và lồng ghép chính sách hỗ trợ khởi nghiệp vào các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, trong đó tập trung vào lĩnh vực thế mạnh của mỗi địa phương; kết nối nguồn vốn hỗ trợ, đầu tư cho các ý tưởng, dự án khởi nghiệp khả thi từ quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp...
 

Các tỉnh, thành phố tăng cường xây dựng chính sách hỗ trợ các dự án, ý tưởng khởi nghiệp
và lồng ghép chính sách hỗ trợ khởi nghiệp vào các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp

Đồng thời, tổ chức các hội nghị tập huấn kiến thức khởi nghiệp, lập nghiệp cho người dân nông thôn, giúp người nông dân có được thông tin về các cơ chế, chính sách ưu đãi hỗ trợ việc làm, khởi nghiệp; được trang bị những kỹ năng, phương pháp để thực hiện các mô hình khởi nghiệp theo hướng thúc đẩy phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liê;n kết sản xuất, tiê;u thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp...
 
Bê;n cạnh đó, các tỉnh, thành phố tổ chức các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp, tạo cơ hội cho người dân trao đổi, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm thực tế, những cách làm hay để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng ngày một cao, góp phần nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình. 
 
Sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương đã tạo động lực giúp người nông dân mạnh dạn học hỏi, nghiê;n cứu, hình thành ý tưởng khởi nghiệp; phát triển các mô hình khởi nghiệp có hiệu quả, mang lại thu nhập cho bản thân và góp phần giúp địa phương ngày càng phát triển; chung tay góp sức xây dựng nông thôn mới ở quê; hương.
 
Việt Nam có lực lượng thanh niê;n đông đảo, luôn đi đầu trong xây dựng nông thôn mới. Phát huy sức trẻ, các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động đồng hành cùng thanh niê;n khởi nghiệp như tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp; tập huấn kiến thức về tiếp thị sản phẩm, thương mại điện tử cho thanh niê;n vùng nông thôn; hướng dẫn thanh niê;n tiếp cận các nguồn vốn... Phong trào đồng hành cùng thanh niê;n khởi nghiệp, lập nghiệp luôn được tổ chức Đoàn các cấp quan tâm. Ví dụ như tại Đồng Nai, trong năm 2023, Tỉnh đoàn đã phối hợp Hội Liê;n hiệp thanh niê;n tỉnh ra mắt Câu lạc bộ máy bay hỗ trợ nông nghiệp; trao vốn Quỹ đồng hành với thanh niê;n; tập huấn kiến thức khởi nghiệp, lập nghiệp, kinh tế số; cách khai thác lợi thế sàn thương mại điện tử; tổ chức các gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp của thanh niê;n...
 
Tổ chức Đoàn các cấp tại các địa phương luôn quan tâm, đồng hành cùng thanh niê;n khởi nghiệp, lập nghiệp
 
Hay như tại Quảng Ngãi, Tỉnh Đoàn đã tổ chức các phiê;n chợ, tọa đàm về khởi nghiệp, giúp kết nối, tiê;u thụ sản phẩm khởi nghiệp của thanh niê;n; tập huấn nâng cao năng lực chuyển đổi số trong các hoạt động khởi nghiệp cho hội viê;n, thanh niê;n... Riê;ng 11 tháng năm 2023, Quảng Ngãi hỗ trợ hơn 600 thanh niê;n vay vốn khởi nghiệp; tư vấn khởi nghiệp hàng nghìn lượt thanh niê;n. Đến nay Quảng Ngãi đã thành lập được 6 câu lạc bộ khởi nghiệp từ nông nghiệp với khoảng 150 thành viê;n tham gia. Tham gia vào Câu lạc bộ, các thành viê;n được chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ thủ tục đăng ký về chất lượng, giúp họ hoàn thiện về mẫu mã, bao bì, thủ tục xây dựng thương hiệu. Bê;n cạnh đó, thành viê;n câu lạc bộ được nâng cao năng lực quản lý và cạnh tranh, đáp ứng xu hướng kinh tế thời hội nhập; tham gia chương trình kết nối giao thương, hợp tác cung cầu, đưa sản phẩm tiê;u biểu của doanh nghiệp ra thị trường, kết nối với thị trường trong và ngoài nước.
 
Nhờ các cơ chế, chính sách khuyến khích khởi nghiệp của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ các tổ chức đoàn thể, với tư duy nhạy bén và luôn chủ động tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng khát vọng, ý chí vươn lê;n của tuổi trẻ sẵn sàng khởi nghiệp với bản lĩnh vững vàng sẵn sàng đối mặt với thử thách, những năm qua, các đoàn viê;n, thanh niê;n đã thay đổi tư duy và nhận thức, mạnh dạn khởi nghiệp với lối tư duy mới đầy sáng tạo, những mô hình kinh tế hiệu quả. Nhiều mô hình khởi nghiệp điển hình của thanh niê;n nông thôn nhận được sự đánh giá cao như: Mô hình nuôi trùn quế xử lý chất thảy rác chăn nuôi (Đắk Lắk); Làm kinh tế cộng đồng từ cây nho không hạt (Ninh Thuận); Mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn ứng dụng GC Plus 2023 (Ninh Thuận); Ứng dụng nghiê;n cứu nước trong thân cây chuối hột làm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Đà Nẵng)... Không ít mô hình, ý tưởng sáng tạo đã được áp dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh.
 
Phong trào khởi nghiệp làm kinh tế cộng đồng từ cây nho không hạt được lan tỏa tại tỉnh Ninh Thuận

Có thể nói phong trào khởi nghiệp trong xây dựng Nông thôn mới giống như một “làn sóng” đang có sức lan tỏa, thu hút mạnh mẽ. Hàng năm có tới hàng trăm dự án khởi nghiệp tham dự cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niê;n nông thôn – một sân chơi ươm mầm cho các ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của thanh niê;n do Trung ương Đoàn Thanh niê;n tổ chức nhằm hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”. Riê;ng cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niê;n nông thôn” năm 2023 đã có tới 446 dự án khởi nghiệp tiê;u biểu trê;n cả nước tham dự. Xuất sắc vượt qua gần 500 dự án tham gia cuộc gia, các dự án "Sầu riê;ng ngũ cốc sấy thăng hoa" (tỉnh Đắk Nông), "Sản xuất và nuôi trồng nấm dược liệu, nấm ăn tuần hoàn" (tỉnh Bình Dương), "Mô hình liê;n kết sản xuất và tiê;u thụ sản phẩm lúa gạo theo chuỗi sản xuất bền vững tại miền Bắc và Bắc miền Trung" (tỉnh Thái Bình), “Bảo tồn nguồn gen hiếm hoa cẩm cù với phương pháp vi sinh bản địa và mô hình kinh doanh hoa cẩm cù trực tuyến trê;n sàn thương mại điện tử” (Bình Phước)... đã vinh dự được nhận giải thưởng Lương Đình Của của cuộc thi. Kết quả này đã truyền cảm hứng, tiếp thê;m ý chí và nghị lực, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp của các đoàn viê;n, thanh niê;n, góp phần quan trọng thúc đẩy các phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, xây dựng nông thôn mới với nhiều bước tiến mạnh mẽ hơn.
 
Để phong trào khởi nghiệp tiếp tục lan tỏa và có nhiều hơn nữa những mô hình thanh niê;n khởi nghiệp thành công, trong thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước, các tỉnh, thành phố sẽ tiếp tục cung cấp kiến thức khởi nghiệp, hướng dẫn mô hình hay, cách làm mới, sáng tạo trong nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, kịp thời nghiê;n cứu, tháo gỡ khó khăn về pháp lý, có giải pháp tài chính hỗ trợ ươm mầm khởi nghiệp, lập nghiệp, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, góp phần phát triển các thành phần kinh tế, nhất là khu vực kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
 
Đây sẽ là những động lực để các đoàn viê;n, thanh niê;n; trang bị cho mình thật nhiều kiến thức chuyê;n môn, kiến thức xã hội, kỹ năng chuyê;n môn và kỹ năng sống; hình thành ý tưởng, mạnh dạn khởi nghiệp để thực hiện hoài bão, ước mơ khởi nghiệp của tuổi trẻ, từ đó góp phần làm giàu cho quê; hương./.

Ứng dụng giải trí điện tử AFB